Uống trà có khiến ta mất ngủ không?
Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, mất ngủ ít hay nhiều, hay không bị mất ngủ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khả năng dung nạp caffeine của mỗi người. Nói nôm na thì caffeine gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo bằng cách ngăn cản hoạt động bình thường của adenosine và phosphodiesterase trong cơ thể.
Tuy nhiên, không phải người nào cũng bị ảnh hưởng bởi caffeine giống nhau. Những người mẫn cảm với caffeine hơn sẽ dễ bị mất ngủ hơn những người còn lại. Và mỗi loại trà khác nhau cũng gây ra việc mất ngủ khác nhau.
Cũng nói thêm với bạn, không phải chỉ trong trà mới có caffeine đâu nhé. Lượng caffeine cao nhất vẫn là ở cà phê, rồi mới tới trà, cacao, nước tăng lực, cola, soda, chocolate…
Các tính chất trong trà tác động tới giấc ngủ
Thế nhưng trong thành phần của trà lại chứa một thành phần khác là caffeine, đây là thành phần có tác dụng duy trì trạng thái tỉnh táo và tập trung. Caffeine là một dạng chất thần kinh được sử dụng nhiều nhất thế giới. Loại thành phần thường gặp phổ biến nhất là ở cà phê. Tùy theo chất lượng và từng loại trà khác nhau thì thành phần caffeine có thể dao động giữa 20 và 60mg cho mỗi 5g trà.
Theo quan niệm chung thì trà càng lên men như trà đen chẳng hạn, thì lại chứa càng nhiều caffeine. Tuy nhiên, sự thật là tất cả các loại trà có hàm lượng caffeine tương đối bằng nhau. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong trà là loại lá. Trà được làm từ các loại lá càng già thì thành phần lại chứa càng nhiều caffeine. Và ngược lại thì lá trà càng non thì lại càng ít caffeine.
Mức độ chứa cafein tăng dần:
- Trà xanh, trà trắng, trà ô long,,...
- Trà đen ít 1/2 lượng cafein so với cà phê
Phần búp và lá non sẽ có nhiều caffeine hơn lá già
Thu hoạch vào mùa hè trà sẽ có nhiều caffeine hơn các mùa khác
Giống trà lá lớn, thân to (assamica) sẽ có lượng caffeine cao hơn giống trà lá nhỏ (sinensis)
Quy trình chế biến: trà có thời gian oxy hoá trà ít, trà không được sấy nhiều lần,… sẽ có lượng caffeine cao hơn.
Phương pháp hạn chế mất ngủ khi uống trà
Sử dụng trà ô long truyền thống (roasted oolong) vì thông qua kĩ thuật sấy trà nhiều lần sẽ làm giảm lượng caffeine.
Chọn loại trà còn nguyên lá, không bị nghiền nát như trà túi lọc.
Tránh uống trà sau 8h tối. Nếu bạn rất dễ bị mất ngủ thì không nên uống trà từ sau 3h chiều.
2 cách khử cafein trong trà:
- Sử dụng Ethyl acetate, là dung môi hữu cơ
- Sử dụng nước và sủi bọt (carbon dioxide)
=> giúp loại bỏ cafein nhưng vẫn giữ lại polyphenol, có lợi trong trà.
Bên cạnh đó, bạn có thể hạn chế lượng caffeine trong trà bằng cách kiểm soát kĩ thuật pha trà, cụ thể như:
- Tráng trà: với loại trà có kết cấu caffeine trên bề mặt lá sẽ làm giảm đáng kể lượng caffeine trong trà.
- Dùng lượng trà ít.
- Hãm trà trong thời gian ngắn, nên từ 20-30 giây.
- Pha trà với nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo nhiệt độ nước pha của từng loại trà khác nhau để vẫn đạt được độ thơm ngon nhất của trà nhé.
- Giảm số lần pha
Thời điểm uống trà thích hợp tránh gây mất ngủ
-
Bữa điểm tâm (Bữa sáng): Tất cả các loại trà
-
Giữa buổi và trưa: trà xanh
- Hỗ trợ tiêu hóa, có lợi khi uống cùng đồ ăn
- Trà xanh có lượng cafein ít nhất trong các loại trà"
"Buổi chiều: trà đen; dịp đặc biệt: trà trắng; chiều muộn: trà ô long
- Ô long chứa ít cafein hơn trà đen
- Trà đen ít 1 nửa lượng cafein so với cà phê"
-
Buổi tối: không nên dùng trà khi mẫn cảm với các thành phần có trong trà
Trên đây là tổng hợp kiến thức về uống trà có mất ngủ không? Để có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác về trà và các tinh chất chứa trong trà, khách hàng vui lòng liên hệ:
Fanpage: Thiện Tài Trà
Hotline: 088.858.6626